BLOG: Đếm vi nhựa trong nước thải – Thử thách và giải pháp

Kể từ sự bùng nổ tiêu thụ và sản xuất nhựa từ thập niên 1950, hàng tỷ tấn nhựa đã được sản xuất, và vi nhựa hình thành trong suốt quá trình sản xuất, sử dụng và phân hủy các sản phẩm nhựa1. Do vi nhựa phát tán ra môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm, con người hít phải vi nhựa trong không khí, ăn phải trong thực phẩm và uống phải trong nước. Nhận thức về sự tồn tại của vi nhựa trong nguồn nước và lo ngại về các tác động tiềm ẩn của chúng đối với sức khỏe và môi trường là vấn đề tương đối mới nhưng cực kỳ quan trọng đối với những người quan tâm đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Mặc dù hiểu biết còn hạn chế về tác hại của vi nhựa, nhiều công ty sản xuất có trách nhiệm đang chủ động thực hiện các biện pháp để giảm thiểu và hạn chế lượng vi nhựa thải ra, góp phần giảm thiểu tác động môi trường của ngành công nghiệp nhựa.

Trong lĩnh vực công nghiệp, các phương pháp hiện tại để đo lường vi nhựa vẫn còn thiếu sự thống nhất, dễ bị nhiễm bẩn và không thể đo đạc được các hạt có kích thước siêu nhỏ. Gần đây, Nike đã công bố một nghiên cứu điển hình “Đo lường và Kiểm soát Vi hạt trong Nước thải Dệt may”, áp dụng máy đếm hạt lỏng Liquilaz® II của Particle Measuring Systems (PMS) để đếm số lượng vi nhựa. Được viết bởi John H. Rydzewski, Richard Woodling và Yue Yang, bài báo thảo luận mục tiêu giảm thiểu lượng vi nhựa thải vào môi trường nước, đồng thời xác nhận kết quả bằng máy đếm hạt Liquilaz II. Các tác giả của bài báo đề xuất một phương pháp tiếp cận mới trong đo lường và lọc có tiềm năng giúp giảm lượng vi nhựa kết thúc trong nguồn nước. Phương pháp thay thế này cho phép các nhà sản xuất đo lường liên tục các hạt có kích thước nhỏ tới 2,0 micron trong nước thải sau xử lý của ngành dệt may 2.

Lý do Nike lựa chọn kết hợp máy đếm hạt Liquilaz II trong giải pháp của mình là nhờ độ chính xác đã được kiểm chứng trong các ngành công nghệ cao, đồng thời khả năng đếm đáng tin cậy các hạt có kích thước siêu nhỏ tới 2,0 micron. Việc hỗ trợ Nike giảm thiểu ô nhiễm vi nhựa phù hợp với định hướng và cam kết của Particle Measuring Systems về bảo vệ môi trường. PMS có kế hoạch hướng tới Mức phát thải Ròng Bằng Không và quan tâm đến các vấn đề môi trường như nguồn nước sạch. Vì lý tưởng và mục tiêu phù hợp, nhóm PMS đã hỗ trợ đắc lực cho nhóm nghiên cứu của Nike bằng cách giúp xác minh và định lượng cải tiến sản xuất của họ thông qua máy đếm hạt Liquilaz II. Nhóm PMS cũng hỗ trợ lắp đặt máy đếm hạt Liquilaz II với Hệ thống lấy mẫu bơm tiêm SLS-2000 tích hợp để hút các mẫu từ cốc thủy tinh bằng chân không. Máy đếm hạt Liquilaz II thường được sử dụng như một thiết bị đo lường hạt trực tuyến liên tục (24/7), tuy nhiên việc bổ sung bộ lấy mẫu đã cho phép các nhà nghiên cứu sử dụng máy đếm hạt để thực hiện các phép đo riêng lẻ của các mẫu xác định một cách chính xác. Hệ thống thiết bị kết hợp này đã giúp nhóm nghiên cứu của Nike tiến hành thí nghiệm và giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Với sự hỗ trợ của các máy đếm hạt lỏng, Nike đã thu thập được lượng dữ liệu đáng kể về hàm lượng vi hạt trong nước thải dệt may và rút ra những kết luận quan trọng: việc lọc và đếm số lượng hạt chính là chìa khóa để quản lý và giảm thiểu lượng vi nhựa thải ra từ quá trình sản xuất dệt may trong tương lai. Rydzewski và cộng sự đã chứng minh được rằng số lượng hạt đếm được, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) và tổng chất rắn (TS) không có mối tương quan tuyến tính, chỉ ra nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi từ các tiêu chuẩn đo lường vi hạt dựa trên khối lượng sang đếm số lượng hạt. Sự thay đổi này cũng phù hợp với xu hướng thảo luận toàn cầu về tác động của vi hạt: tập trung vào mối quan hệ với số lượng hạt riêng lẻ thay vì tổng khối lượng. Nhóm nghiên cứu Nike cũng kết luận rằng việc kết hợp sử dụng bể phản ứng màng sinh học (MBR) hoặc bể lắng cùng với công nghệ lọc siêu lọc (UF) ở giai đoạn cuối có thể loại bỏ gần như hoàn toàn lượng vi hạt từ nước thải của các nhà máy dệt, ngăn chặn sự xả thải ra môi trường. Hơn nữa, máy đếm hạt Liquilaz® II nối tiếp hệ thống lọc, giúp theo dõi liên tục tình trạng lọc và duy trì tính toàn vẹn của màng lọc, đảm bảo hệ thống vận hành ổn định và hiệu quả.

Như vậy, thông qua nghiên cứu này, Nike đã áp dụng thành công công nghệ đếm số lượng hạt của PMS để giám sát và giảm thiểu lượng vi nhựa thải ra quá trình sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

LIÊN HỆ CHỦNG TÔI NGAY ĐỂ NHẬN BÁO GIÁ 

Hãy truy cập ngay: https://saonamchem.com/may-dem-tieu-phan-trong-dung-dich

▪️ Địa chỉ: 92 đường số 13, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

▪️ Điện thoại: 0903938641

▪️ Website: https://saonamchem.comhttps://www.saonam.vn hoặc – https://www.pmsvietnam.vn

——————————————————————————————————————————————-

BLOG: Counting Microplastics in Wastewater

Since the explosion of plastic consumption and production starting in the 1950s, billions of tons of plastics have been produced, and microplastics form during the manufacturing, product use, and breakdown of plastics1. Due to microplastics being released during the entire product life cycle, people are exposed to microplastics in our air, food, and water. Awareness of microplastics in water and consideration for the effects are relatively recent issues of importance for those concerned with the environment and sustainability. While little is known about the effects of this waste, many responsible manufacturing companies are choosing to take steps to mitigate and reduce their output of microplastics to minimize the environmental footprint of plastics. In industry, the current methods to measure microplastics lack standardization, are highly prone to contamination, and do not measure small enough particles.

Nike recently released a case study, “Measuring and Controlling Microparticles in Textile Wastewater” leveraging Particle Measuring Systems’ (PMS) Liquilaz® II particle counter to count microplastics. Authored by John H. Rydzewski, Richard Woodling, and Yue Yang, the paper discusses the goal to minimize microplastics in aquatic systems while validating the results through the LiQuilaz II particle counter. The authors of this paper propose a new approach of measurement and filtration that has the opportunity to reduce the microplastics that end up in our water. This alternative method would allow manufacturers to measure particles in treated textile water continuously for particles that are as small as 2.0 microns2.

Nike chose to include the Liquilaz II particle counter in their solution because of its proven accuracy in high-tech industries and ability to reliably count to 2.0 micron particles. Helping Nike reduce microplastic pollution aligns well with the values of Particle Measuring Systems. PMS has a Roadmap to Net Zero and is concerned with environmental issues such as clean water. Because of this alignment in values, the PMS team provided support to the Nike team in their case study to help verify and quantify their manufacturing improvements using the Liquilaz II particle counter. The PMS team also provided assistance in outfitting the Liquilaz II particle counter with an integrated SLS-2000 Syringe Sampling System in order to draw in samples from a beaker using a vacuum. The Liquilaz II particle counter is typically a continuous (24/7), online, flow-through particle counter, but the addition of the sampler enabled the authors to use the particle counter in a laboratory setting, taking individual measurements of specified samples. This system of instruments allowed the Nike team to perform this experiment and minimize potential contamination.

Using these liquid particle counters, Nike collected significant data on microparticles in textile wastewater and made significant conclusions about filtration and particle counting as the future of managing the release of microplastics from textile manufacturing. Rydzewski et. al. were able to demonstrate that the particle counts, total suspended solids (TSS), and total solids (TS) had no correlation, illustrating the need to shift away from mass-based standards of measuring microparticles. This shift would also have the benefit of better aligning with the global discussion of the impact of microparticles: typically talked about in relation to discrete particles rather than a mass of particles. The Nike team also concluded that a membrane bioreactor (MBR) or clarifier in combination with downstream ultrafiltration (UF) would remove almost all the microparticles from textile mill wastewater, preventing their release into the environment. In addition, the LiQuilaz® II particle counter in an inline configuration, post-filtration system would help maintain the membrane and filtration integrity of the system to ensure its continued efficacy.

CONTACT US TODAY FOR  SUPPORT AND PRICING 

SAO NAM – AUTHORIZED SALES AND SERVICE CENTER IN VIETNAM

Head office: 92 Street 13, Binh Tri Dong B Ward, Binh Tan District, HCMC

Hotline: (84.28) 6260 2704 / 090 393 8641 – Email: info@saonamchem.com

Mobile phone: 0388199098 / 0902577792

Website: https://www.saonamchem.com https://www.saonam.vn or https://www.pmsvietnam.vn

 

Rate this post